Trong phiên hôm qua cà phê Arabica và Robusta đều chững lại trong bối cảnh có thể các nhà đầu tư đã đóng các vị thế mua trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2023 tăng 26 USD/tấn ở mức 2.468 USD/tấn, giao tháng 7/2023 tăng 7 USD/tấn ở mức 2.386 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2023 giảm 2,9 cent/lb, ở mức 200,15 cent/lb, giao tháng 9/2023 giảm 2,75 cent/lb, ở mức 197,2 cent/lb.


Phiên vừa qua, Arabica mất giá mạnh, quay đầu giảm khi đồng nội tệ của Brazil suy yếu so với đồng USD. Trong khi đó Robusta vẫn duy trì tăng, có lúc chạm mốc cao nhất 15 tháng qua trong phiên.
Tồn kho 2 sàn giảm tiếp cũng là một yếu tố tích cực, trong khi hiện tượng “vắt giá” vẫn diễn ra thể hiện sự thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn trên cả 2 sàn.
Áp lực của giao hàng kỳ hạn tháng 5 khi ngày thông báo đầu tiên (FND) sàn New York (ngày 20/4) cận kề khiến Arabica quay đầu giảm.
Thị trường hiện vẫn được hỗ trợ bởi các báo cáo nguồn cung toàn cầu thiếu hụt, thúc đẩy quỹ hàng hóa tăng mua cà phê kỳ hạn để thu lợi trong ngắn hạn.
Theo giới quan sát, lượng cà phê Robusta của Việt Nam thu hoạch trong niên vụ 2022/2023 trong nhà nông đã cạn kiệt, hầu hết lượng hàng dành cho xuất khẩu đã nằm trong tay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và họ đang chờ giá cao mới tung ra.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 3 tại Brazil và Colombia đều giảm mạnh gần 20% so với cùng kỳ năm 2022 khi nông dân hạn chế bán hàng vì tồn kho ở mức thấp sau 2 năm sản lượng giảm mạnh.
Cùng với đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE giảm thêm 18.907 bao loại 60kg trong tuần qua, đưa tổng lượng cà phê lưu trữ về mức 710.687 bao, thấp nhất kể từ 12/12/2022. Điều này là gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung, từ đó hỗ trợ giá tăng.
Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng nguồn cung niên vụ 2023/24 tại Brazil vẫn luôn song hành, khiến đà tăng của giá trong tuần qua bị hạn chế phần nào.
Những ngày qua, hãng tin Reuters liên tục đưa ra những cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung Robusta tại Châu Á khi nông dân Việt Nam và Indonesia đều đang hạn chế bán hàng. Bên cạnh đó, sản lượng Robusta tại Brazil được dự báo thấp hơn gần 6% so với niên vụ hiện tại, theo IBGE. Điều này góp phần làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung, từ đó kéo giá đi lên.
Tuần trước, báo cáo xuất khẩu tháng 3 sụt giảm của Brazil và Colombia đã khiến thị trường dấy lên mối lo nguồn cung Arabica thiếu hụt trong ngắn hạn. Trong khi báo cáo tồn kho trên cả hai sàn vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, khiến các thương nhân đẩy giá kỳ hạn để bán hàng giao ngay.
So với cùng kỳ tuần trước (10/4), mở đầu tuần này, giá cà phê trong nước và thế giới đều tăng. Trong đó, giá cà phê trong nước đã tăng nhẹ khoảng 700 đồng/kg. Trong khi, giá cà phê Robusta thế giới đã tăng mạnh tới hơn 100 USD/tấn đối với tất cả các kỳ hạn, giá cà phê Arabica cũng tăng tốt khoảng trên dưới 9 cent/lb.
Giá cà phê tăng tốt trong tuần qua là do thị trường chịu áp lực thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo báo cáo của Liên đoàn cà phê quốc gia, sản lượng cà phê Arabica ở Colombia giảm 12,58% trong tháng 3. Tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua. Trong khi đó, tồn kho cà phê Robusta cũng chưa có cải thiện. Ngoài ra, sự suy yếu của đồng USD cũng trợ lực cho giá cà phê thế giới bật tăng mạnh.
Giá cà phê trong tuần này vẫn được dự báo có thể tiếp tục tăng hoặc giữ giá cao do trong ngắn hạn nguồn cung của cả cà phê Arabica và cà phê Robusta vẫn chưa được bổ sung. Bên cạnh đó, giá dầu thô tăng cũng tạo điều kiện cho các hàng hóa, trong đó có giá cà phê tăng.
Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho hay, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2/2023 đã giảm tới 20,23 % so với cùng kỳ năm trước, xuống ở mức 7,4 triệu tấn.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2022/2023 chỉ đạt tổng cộng 43,77 triệu tấn, giảm 8,5 % so với cùng kỳ niên vụ trước.
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/4
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/4 tăng 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá cà phê tại Tây Nguyên và Miền Nam đang được thu mua trong khoảng 50.600 – 51.100 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 50.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 51.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 51.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 51.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 50.900 đồng/kg ở Đắk R’lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 51.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 50.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 50.900 đồng/kg.
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
---|---|---|
Đắk Lắk | 51,100 | +100 |
Lâm Đồng | 50,600 | +100 |
Gia Lai | 51,000 | +100 |
Đắk Nông | 51,000 | +100 |
Quý I/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 572 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,27 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Áp lực từ nguồn cung Việt Nam tiếp tục đè nặng thị trường bởi Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil.
Ước báo xuất khẩu cà phê tháng 3 của Việt Nam tăng 9,24 % so với cùng kỳ năm trước, lên ở mức 230.000 tấn (khoảng 3,8 triệu bao), đưa xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ hiện tại 2022/2023 lên đạt xấp xỉ 977.913 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Thời gian qua, nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê đang báo cáo giảm, trong đó có cả Việt Nam. Tính đến hết quý I/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm 5% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 552.613 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD.
Tham khảo: Báo Môi trường & Đô thị
[…] Giá Cà phê hôm nay 20/04 – Thị trường giằng co ở ngưỡng kháng cự […]