Gian lận Báo cáo Tài chính và những điều cần biết
Đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính nhằm giúp đối tác, các nhà đầu tư hiểu được chính xác tình hình kinh doanh và luồng tiền của tổ chức được đánh giá. Việc này giúp họ đưa ra các quyết định hợp tác và đầu tư một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là bản tổng hợp các thông tin kinh tế đã được trình bày dưới dạng bảng biểu, giúp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Các thông tin báo cáo tài chính cung cấp bao gồm:
- Tài sản.
- Nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Các luồng tiền
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp sẽ giải thích các chỉ tiêu ghi trong Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán áp dụng trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Sắp tới sẽ là mùa ra BCTC quý 1 của các công ty trên sàn, em xin phép tổng hợp vài dòng để mọi người đọc tham khảo, biết đâu áp dụng được luôn
1.Một số gian lận báo cáo tài chính phổ biến:
1.Một số gian lận báo cáo tài chính phổ biến:
– Che giấu công nợ và chi phí: Là hành động cố tình không hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí, công nợ dẫn đến lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lên tương ứng với khoản chi phí công nợ được che giấu, hành động này sẽ được lập kế hoạch bù trừ bằng các khoản thu nhập khác như lợi nhuận từ tăng giá trong tương lai. Phương pháp chính được thực hiện nhằm che dấu công nợ và chi phí bao gồm: Không ghi nhận công nợ và chi phí; không ghi nhận đầy đủ các khoản dự phòng; vốn hóa chi phí lãi vay; không ghi nhận hàng bán bị trả lại.
Ví dụ: TTF năm 2016, ngoài việc không thực hiện trích lập khoản phải thu khó đòi, công ty kiểm toán còn ghi nhận 980 tỷ hàng tồn kho kiểm kê thiếu, khoản này sau đó được điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn của TTF vào quý 2/2016 dẫn tới khoản lỗ hơn 1000 tỷ 6T/2016.
– Ghi nhận sai niên độ kế toán: Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh sai niên độ kế toán là việc ghi nhận doanh thu/hoặc chi phí không đúng với thời điểm phát sinh. Hạch toán doanh thu hoặc chi phí được chuyển từ kỳ trước sang kỳ sau hoặc ngược lại nhằm tăng, hoặc giảm lợi nhuận như mong muốn.
Ví dụ: Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Anh, Tesco đã ghi nhận trước các khoản tiền hoa hồng thương mại của nhà cung cấp vào báo cáo tài chính với mục đích thổi phồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 lên 250 triệu GBP.
– Định giá sai tài sản: Là hành động được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. Các tài sản thường bị định giá sai như là: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) trong báo cáo kiểm toán 2010, dự án công trình thủy điện Nậm Ngần đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Tuy nhiên công ty vẫn hạch toán tăng tài sản cố định với công trình thủy điện này.
– Ghi nhận doanh thu không có thật hay kê cao doanh thu: Là hành động ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực bằng cách tạo nên các khách hàng giả mạo và sau khi xong sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.
– Không khai báo đầy đủ thông tin: Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng , các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán.
Ví dụ: Trong BCTC của Bông Bạch Tuyết (BBT) năm 2005, Công ty báo lãi 982 triệu đồng năm 2005 (trong khi năm 2004 báo lỗ 2.121 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong Báo cáo kiểm toán của A&C về BCTC của BBT năm 2005 đưa ra ý kiến kiểm toán có đoạn ngoại trừ BBT đã thay đổi chính sách khấu hao làm giảm chi phí khấu hao so với năm trước 1.253 tỷ đồng, việc giảm chi phí này không đến từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp mà chỉ đơn thuần là hành động thay đổi chính sách kế toán để thuận lợi cho việc công bố thông tin.
2. Làm sao để nhận diện gian lận báo cáo tài chính ?
-Chung quy lại, phòng bệnh hơn chưa bệnh, khi các gian lận hiện ra rõ mồn một thì thiệt hại đã là quá lớn rồi. Vậy nên khi nhìn vào doanh nghiệp phải để ý các dấu hiệu có thể dẫn đến gian lận báo cáo tài chính trước từ đó ước lượng rủi ro.
-Chung quy lại, phòng bệnh hơn chưa bệnh, khi các gian lận hiện ra rõ mồn một thì thiệt hại đã là quá lớn rồi. Vậy nên khi nhìn vào doanh nghiệp phải để ý các dấu hiệu có thể dẫn đến gian lận báo cáo tài chính trước từ đó ước lượng rủi ro.
-Các dấu hiệu nhận biết cơ bản:
+Doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu phức tạp, sở hữu chéo, thành lập nhiều SPV.
+Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm, được bù đắp bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính (tăng vốn)
+Lợi nhuận cao bất thường trước các đợt tăng vốn, lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà đến từ việc bán tài sản, thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng ủy thác, giao dịch với các bên liên quan.
+Hay thay đổi người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng.
+Cẩn thận với những tài sản có tính thanh khoản cao, tài sản có tính thanh khoản càng cao thì càng dễ bị làm giả như khoản phải thu (hợp tác đầu tư, cho vay, trả trước cho người bán), tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính dài hạn (tạo các công ty ma rồi đầu tư dài hạn vào nó), hàng tồn kho, lợi thế thương mại,…
+Luôn để ý các công ty kiểm toán cho doanh nghiệp đó là công ty nào, có nằm trong big 4 hay những doanh nghiệp kiểm toán lớn không, xem những báo cáo kiểm toán trước đó xem ý kiến của kiểm toán như thế nào, nếu là một công ty kiểm toán không uy tín mà lại còn cho ra “ý kiến loại trừ” thậm chí “ý kiến trái ngược” hay “từ chối” thì tốt nhất không nên xem nữa cho đỡ mất thời gian. Còn nếu tạm thời chấp nhận được ý kiến kiểm toán và tiến vào đọc báo cáo mà gặp những khoản mục bất thường, chiếm tỷ trọng lớn như trên thì phải đặt ngay một dấu hỏi lớn, nếu các khoản mục đó không được thuyết minh hoặc không rõ ràng thì nên đặt mình vào trạng thái đề phòng nếu như muốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Sưu tầm – Hoàng Anh