Điều chúng ta quan tâm là liệu rằng sau các nhận định và phân tích vĩ mô thì liệu chiến lược giao dịch trong những tuần và có thể là quý 2 sang quý 3 sẽ là chiến lược mua USD chủ đạo hay là sẽ chờ bán tiếp diễn.
Trong nhiều bài viết trước đây tôi cũng duy trì quan điểm đồng USD tăng khi FED tăng lãi suất liên tục. Cho đến những thời điểm cuối năm 2022 khi số liệu lạm phát bắt đầu giảm lại. Lúc này FED vẫn duy trì tăng lãi suất nhưng có thể trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt thì FED sẽ tăng ở quy mô 25 điểm cơ bản và bắt đầu có những động thái dừng quá trình tăng lãi suất sớm hơn.
Cùng thời điểm này ở Eurozone và các nền kinh tế lớn khác có cả Anh, Trung Quốc và những nền kinh tế lớn đều đang ở trong giai đoạn lạm phát cao và vẫn phải gồng mình lên để chống lại lạm phát bằng cách tăng mạnh lãi suất.
Đến thời điểm hiện tại thì FED đang có những động thái dừng tăng lãi suất nhưng ở Eurozone, Anh, vvv vẫn đang trong giai đoạn tăng lãi suất mạnh hơn. Thậm chí mới đây nhất ECB và BOE cùng phát đi tín hiệu có thể tăng lãi suất đến 50 điểm cơ bản.

Trên đồ thị chúng ta thấy rằng lạm phát đã tăng trước đó một khoảng thời gian trước khi FED bắt đầu tăng lãi suất và đến hiện tại khi lạm phát đã đạt đỉnh thì có nghĩa là độ trễ cho phép FED có thể có khoảng thời gian vừa đủ để bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất. Nếu như lạm phát giảm nhanh hơn để đạt đến mục tiêu kỳ vọng 2% trong quý 3 năm nay thì rất có thể ở các cuộc họp cuối năm nay FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Ông Powell và Cục Dự trữ Liên bang đang bị mắc kẹt giữa “vách đá”. Trong trường hợp này, “viên đá” là Fed tiếp tục chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, “điểm khó” là mỗi lần tăng lãi suất lại làm tăng thêm căng thẳng đối với người tiêu dùng và, như đã thấy với Ngân hàng Silicon Valley, và cũng như hệ thống tài chính.
Hơn nữa, nếu Fed từ bỏ cuộc chiến lạm phát và bắt đầu cứu trợ nền kinh tế, nó sẽ gây ra sự hồi sinh của lạm phát. Như vậy hoặc Fed sẽ ngay lập tức quay trở lại chiến dịch tăng lãi suất, gây ra một cuộc khủng hoảng khác, hoặc họ sẽ phải để lạm phát tàn phá nền kinh tế.
Điều quan trọng là Cục Dự trữ Liên bang chưa bao giờ phải đối mặt với nhu cầu cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính khi lạm phát cao. Kể từ năm 2008, lạm phát đã được “kiềm chế tốt”, cho phép Fed hạ lãi suất và cung cấp “nới lỏng định lượng” để ổn định thị trường và hệ thống tài chính. Đó không phải là trường hợp có khả năng xảy ra ngày hôm nay.
Kiên định với chính sách tăng lãi suất
Sự sụp đổ nhanh đến không ngờ của một số ngân hàng lớn tại Mỹ, đặc biệt là hai ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) đã ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tại cuộc họp chính sách hai ngày từ 21-22/3, Fed đã nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, lên 4,75-5%. Chuyên gia Diane Swonk, nhà kinh tế gia tại CME Group, đánh giá vụ phá sản của SVB và SB, cùng với việc UBS giải cứu ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse đã khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed phải tính ngay tới việc giảm tốc lộ trình tăng lãi suất và việc ngân hàng trung ương này chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm, neo ở biên độ 4,75-5%, là phản ứng tức thì và đầy tính linh hoạt. Trong một năm qua, Fed ưu tiên cho cuộc chiến chống lạm phát, vốn ở mức cao kỷ lục 40 năm, bằng việc thực hiện liên tiếp chín đợt tăng lãi suất từ mức gần bằng 0.
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 16/3 tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm, đồng thời đánh tín hiệu cho thấy ECB sẵn sàng cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng nếu cần. Như vậy, ba loại lãi suất chính của ECB là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi đều tăng lần lượt lên các mức 3,5%, 3,75% và 3%. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh lạm phát tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Trong tháng 2/2023, số liệu sơ bộ cho thấy mức lạm phát chung là 8,5%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Một số tổ chức đầu tư, doanh nghiệp đã đặt câu hỏi liệu Chủ tịch ECB Christine Lagarde có tiếp tục thực hiện động thái tăng lãi suất hay không, trước những cú sốc gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
ECB cho biết đang theo dõi sát sao những căng thẳng trên thị trường hiện nay và sẵn sàng ứng phó khi cần thiết để duy trì sự ổn định giá cả và ổn định tài chính trong Eurozone. ECB nhấn mạnh lĩnh vực ngân hàng của Eurozone có khả năng phục hồi tốt nhờ vị thế vốn và thanh khoản cao.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 23/3 đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,25% sau số liệu cho thấy lạm phát tại Anh bất ngờ tăng từ 10,1% lên 10,4% vào tháng Hai, gần với mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm và cao hơn 5 lần so với mục tiêu của BoE. Kể từ tháng 12/2021, BoE đã thực hiện 11 đợt tăng lãi suất liên tiếp, đồng thời để ngỏ khả năng tiếp tục nâng lãi suất tùy thuộc vào tình hình thực tế trong bối cảnh triển vọng kinh tế và tài chính ngày càng trở nên bất ổn.
Trong thời gian tới lãi suất vẫn có thể tiếp tục tăng
Trong khi đó, một số nhà hoạch định chính sách của Fed tin rằng có thể chỉ cần thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để đẩy lùi lạm phát. Nhưng sang năm tới, Fed sẽ ít nới lỏng chính sách tiền tệ hơn so với mức mà hầu hết giới quan sát từng nhận định là phù hợp. Các nhà đầu tư Mỹ đang đặt cược vào khả năng Fed kết thúc chu kỳ tăng lãi suất trong năm 2023.
Đối với ECB, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel cho biết chỉ trong vòng 9 tháng từ tháng 7/2022, ECB đã 6 lần tăng lãi suất với tổng mức tăng là 350 điểm cơ bản. Nhưng hiện tại, tỷ lệ lạm phát ở Eurozone vẫn ở mức 8,5% trong tháng 2/2023, còn cách rất xa mục tiêu 2% của ECB. Do đó cần phải giữ mức lãi suất đủ cao trong thời gian cần thiết để đảm bảo ổn định giá cả lâu dài.
Tuy nhiên, ông Robert Holzmann, thành viên Hội đồng thống đốc của ECB, nhận định điều mà ngân hàng này quan tâm là kiềm chế lạm phát. Vì thế, nếu lạm phát bắt đầu giảm xuống hay xuất hiện tình trạng giảm phát vì thanh khoản thắt chặt, ECB sẽ không còn cần phải nâng lãi suất nữa, hoặc có thể chỉ tăng một cách chậm rãi.
Tại Anh, trong một tuyên bố, BoE khẳng định lại hướng dẫn mà ngân hàng này đưa ra vào tháng Hai, nhấn mạnh nếu có bằng chứng về áp lực giá gia tăng, yêu cầu tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ là cần thiết. BoE đánh giá các ngân hàng Anh hiện có khả năng chống chịu và có thể tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế trong một loạt kịch bản kinh tế khác nhau, bao gồm thời kỳ lãi suất cao hơn, nhấn mạnh sẽ giám sát chặt chẽ các tác động của thị trường đối với điều kiện tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
BoE cũng cho rằng Anh sẽ không rơi vào suy thoái kỹ thuật trong năm nay với GDP sẽ tăng nhẹ vào quý II/2023 so với mức giảm 0,4% được ngân hàng này dự báo trước đó vào tháng Hai. Ngân hàng này nhận định lạm phát giá tiêu dùng sẽ tiếp tục giảm trong quý II/2023, do giá năng lượng giảm và Chính phủ Anh kéo dài chương trình hỗ trợ hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình đến tháng Sáu.
BoE lưu ý với mức giá thị trường hiện nay, có thể sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa vào cuối mùa Hè và đạt đỉnh ở mức hơn 4,5% vào tháng Tám.
Dưới góc nhìn Liên thị trường thì USD có thể tăng trở lại?
Sau khi điểm qua các tin tức cơ bản về tình hình lãi suất hiện tại chúng ta có thể nhận thấy các ngân hàng trung ương lớn đều vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất, có thể sẽ vẫn còn 1-2 lần tăng nữa đối với FED và với các ngân hàng trung ương lớn khác thì có thể sẽ còn nhiều hơn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát hiện tại.
Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì tình hình lạm phát có thể sẽ vẫn còn nóng trong ít nhất là quý 2 và sang quý 3 năm nay. Do đó, cuộc đua lãi suất dự kiến sẽ vẫn là tâm điểm trong vài tháng tới.
Trên quan điểm góc nhìn Liên thị trường chúng ta thấy sự chênh lệch lợi suất đang phản ảnh khá rõ ràng về xu hướng của đồng USD hiện tại so với các đồng tiền chính.

Đồ thị đang thể hiện mặc dù lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm đều đã tăng mạnh trong giai đoạn đầu năm nay nhưng xu hướng phục hồi của USD là không đáng kể và sau đó khi thị trường cho rằng FED không còn tiếp tục tăng lãi suất nữa hoặc sẽ chỉ tăng thêm 1-2 lần kể từ tháng 4 thì đồng USD đã bước vào xu hướng giảm mạnh. Điều này phản ảnh được rằng trong dài hạn có thể USD đã đạt đến mức đỉnh từ cuối năm ngoái sau khi lạm phát đạt đỉnh từ hồi tháng 9 năm ngoái.

Như vậy với diễn biến này chúng ta hình dung được hiện FED đang thở phào nhẹ nhõm hơn so với ECB và BOE cũng như các ngân hàng trung ương khác. Do đó, không khó để hiểu đồng USD sẽ tạm thời mất đi sức hấp dẫn do sự chênh lệch lãi suất đang làm dịch chuyển dòng tiền theo carry trade hiện tại.
Xu hướng dịch chuyển này đang tác động dẫn đến việc USD đang giảm mạnh so với hầu hết các đồng tiền chính trong suốt thời gian dài và ở thời điểm hiện tại thì xu hướng phục hồi tăng có thể vẫn không thật sự rõ ràng và theo quan điểm đánh giá của tôi thì USD tạm thời sẽ chưa xác nhận được đà tăng dài hạn cho đến khi FED dừng tăng lãi suất và ngay sau đó ECB, BOE và các ngân hàng lớn khác cũng sẽ có động thái tương tự để làm thay đổi xu hướng dịch chuyển của dòng tiền.
Lời kết: về tình hình vĩ mô hiện tại đều chưa thật sự cho thấy sự ủng hộ đồng USD đảo chiều tăng dài hạn so với các đồng tiền chính khác do đó các chiến lược giao dịch sẽ mang tính ngắn hạn và chắc chắc chắn chúng ta cũng sẽ phải bám sát từng diễn biến của thị trường hàng ngày.