Giá Cà phê Robusta trong những tháng vừa qua liên tục xác lập đỉnh mới, trước các lo ngại về nguồn cung thiếu hụt từ Việt Nam và Brazil và bên cạnh đó là nhu cầu phục hồi tăng mạnh từ sau khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế.
Trong khi đó, giá Arabica tiếp tục tăng cao trong nhiều tháng qua khiến cho nhu cầu sử dụng Arabica giảm xuống, kéo theo đó là việc sử dụng Robusta thay thế để trộn lẫn với Arabica tăng lên đã khiến nhu cầu Robusta tăng theo.
Do đó, về yếu tố cơ bản vĩ mô vẫn đang hỗ trợ giá Robusta tăng tiếp diễn và hiện tại chưa xác định được vùng kháng cự có thể đảo chiều giảm trở lại.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2022-2023 sẽ giảm 6% so với niên vụ trước, xuống còn 29,7 triệu bao (60 kg/bao). Nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới sẽ có vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm do chi phí sản xuất (nhân công, phân bón) cao hơn và người nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng và chanh dây.
Phải đến niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê Việt Nam mới có thể phục hồi 5% lên 31,3 triệu bao, theo đánh giá của USDA.
Trong khi đó, nguồn cung từ Brazil, nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai, thấp hơn đáng kể với khối lượng xuất khẩu đạt 0,4 triệu bao trong 4 tháng đầu năm 2023 so với gần 0,5 triệu bao cùng kỳ năm 2022 và 1,24 triệu bao trước đó.
USDA dự báo sản lượng cà phê robusta của Brazil trong niên vụ 2023-2024 (tháng 7/2023 đến tháng 6/2024) chỉ đạt 21,7 triệu bao, giảm 5% so với niên vụ 2022-2023. Nguyên nhân là do năng suất giảm và điều kiện thời tiết xấu do lượng mưa thấp hơn trong giai đoạn đầu của chu kỳ cây trồng.
Ngoài ra, hiện tượng thời tiết El Nino, dự kiến sẽ phát triển trên toàn cầu vào nửa cuối năm nay cũng gây rủi ro cho cà phê robusta nhiều hơn so với arabica. Hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê robusta.
Đánh giá: USDA dự báo sản lượng cà phê toàn cầu sẽ giảm do nhiều yếu tố trong đó El nino xuất hiện trở lại đang là vấn đề nóng toàn cầu, đe dọa đến an ninh lương thực ở thời điểm hiện tại. Nguồn cung bị ảnh hướng nặng nề trong khi nhu cầu tiếp tục tăng đã hỗ trợ giá Cà phê tiếp tục tăng mạnh mà hiện tại chưa xác định được thời điểm đảo chiều
NHẬN ĐỊNH
ARABICA

Đồ thị Arabica giao tháng 7 đã có tín hiệu điều chỉnh giảm nhẹ nhưng hiện tại vẫn đang trong xu hướng tăng trong tuần trước đó. Dựa vào đồ thị có thể thấy xu hướng tăng vẫn tiếp diễn, động lực mua lên có thể vẫn được duy trì, vùng hỗ trợ 188 cent/pound đang là vùng nhạy cảm, giá có thể sẽ duy trì đà tăng nhưng diễn biến nến H4 hiện đang không xuất hiện tín hiệu mua do đó chiến lược sẽ có những khó lường nhất định.
Dự báo:
Hiện vùng hỗ trợ 185-188 cent/pound đang là vùng tương đối nhạy cảm và có thể nếu xác nhận tín hiệu điều chỉnh ở ngưỡng này thì giá có thể sẽ đảo chiều tăng tiếp diễn
Với các tin tức cơ bản hiện tại thì đà tăng được dự báo vẫn còn tiếp diễn. Chiến lược tham khảo hiện tại có thể mua từ vùng giá hỗ trợ này.
Trong trường hợp giá phá vỡ mốc 181 cent/giạ thì xu hướng có thể sẽ quay đầu giảm trở lại, nhưng theo dự đoán cá nhân tôi thì xác xuất này khá khó xảy ra.
ROBUSTA

Đồ thị cà phê Robusta giao tháng 7 hiện tại đang hình thành tín hiệu tăng trở lại từ vùng hỗ trợ 2676 $/tấn
Vùng đỉnh cũ sau khi phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ cho xu hướng tăng tiếp diễn trở lại. Đánh giá khách quan hiện tại cho thấy động lực tăng từ các tin tức cơ bản vẫn đang chiếm ưu thế, rất khó để thực hiện chiến lược bán xuống lúc này do đó nếu thực hiện bán sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Dự báo
Chiến lược giao dịch hiện tại có thể mua lên từ vùng giá 2676-2700 $/tấn, dự báo giá sẽ tăng lên ngưỡng 2900$/tấn. Chiến lược mua sẽ dừng lỗ nếu giá phá vỡ mức 2650 $/tấn