Diễn biến các cặp tiền chính Forex ngày 11/04 hôm qua đã đảo chiều lại so với ngày trước đó khiến cho các đánh giá sẽ trở nên khó lường hơn. Trong cùng thời điểm đồng USD đảo chiều giảm mạnh chính là nguyên nhân khiến thị trường đảo chiều.
Điểm tin
“Lạm phát khu vực đồng Euro có nguy cơ duy trì ở mức trên 2%, vì vậy Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục ngăn cản việc tăng giá quá mức, ngay cả khi phản ứng chính sách của họ đang chuyển hướng,” Giám đốc ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết vào cuối ngày thứ 3 theo Reuters.
Trong phiên giao dịch châu Á, Nhật Bản sẽ công bố Chỉ số giá sản xuất và Bullock của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ tham gia vào một hội thảo. Sự kiện quan trọng vào thứ 4 sẽ là dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Mỹ. Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang sẽ công bố biên bản cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) mới nhất. Ngân hàng trung ương Canada sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ. Đồng đô la có vẻ suy yếu trước giờ công bố dữ liệu.
Chỉ số Đô la Mỹ giảm sau khi tăng trong bốn ngày vào ngày trước khi công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ. Cũng trong ngày thứ 4, biên bản của FOMC mới nhất sẽ được công bố. Các số liệu kinh tế và biên bản cuộc họp có thể có ý nghĩa lớn đối với thị trường và các kỳ vọng về chính sách tiền tệ.
Thống đốc Fed tại Philadelphia Patrick Harker cho biết hôm thứ 3 rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục xem xét kỹ dữ liệu hiện có để xác định những hành động bổ sung mà họ có thể cần thực hiện, nếu có.
- Tác động đầy đủ của các hành động chính sách tiền tệ có thể mất 18 tháng để cảm nhận được.
- Đã thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng các hành động của Fed đang có tác dụng.
- Fed hoàn toàn cam kết lạm phát đạt mức 2%.
- ‘Thật đáng thất vọng’ khi các dữ liệu gần đây cho thấy quá trình giảm phát đang diễn ra chậm chạp.
- Hệ thống ngân hàng Mỹ lành mạnh và kiên cường.
- Căng thẳng ngân hàng chưa hết, nhưng đã lắng dịu.
- Đừng nghĩ rằng nên tăng trần bảo hiểm FDIC.
- Công cụ chính để ổn định tài chính không phải là chính sách tiền tệ.
- Có một yêu cầu cao đối với việc sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định tài chính.
- Bây giờ không phải là lúc để thay đổi mục tiêu lạm phát 2% của Cục Dự trữ Liên bang.
- Chúng ta phải tuyệt đối tận tâm để đạt được mức lạm phát 2%.
- Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần đạt được lãi suất trên 5% và giữ yên ở đó.
- Nếu chúng ta thấy lạm phát không giảm thì sẽ cần hành động nhiều hơn.
(Tham khảo FXStreet)
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỈ SỐ USD INDEX

Đồ thị ngắn hạn H1 chỉ số DXY cho thấy đồng USD đang suy yếu trở lại, nhiều khả năng vùng hỗ trợ tạm thời 102 có thể sẽ khó được duy trì nếu như tâm lý thị trường vẫn cho rằng FED sẽ sớm dừng tăng lãi suất dù cho số liệu lạm phát có thể vẫn chưa giảm nhiều như kỳ vọng
Tuy nhiên, khả năng lạm phát hạ nhiệt đã được đánh giá từ lâu, mặc dù hiện tại khi căng thẳng đẩy giá Dầu tăng lên nhưng trong ngắn hạn có thể phản ứng là chưa thật sự rõ ràng. Cụ thể là thị trường sẽ cần theo dõi thêm diễn biến trong tháng 4 sau khi OPEC+ thông báo cắt giảm sản lượng, có nghĩa là chúng ta sẽ phải chờ đến số liệu lạm phát CPI tháng 5 công bố, phải sau khi FED đã công bố chính sách lãi suất.
Về cơ bản thì hiện tại thị trường vẫn pricing xác xuất FED chỉ tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5. Có thể tâm lý thị trường hiện vẫn còn khá thận trọng trước tin tức CPI tối nay do đó đánh giá khách quan tôi cho rằng USD hiện vẫn chưa phải là vùng đáy để có thể mua vào.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÁC CẶP TIỀN CHÍNH
EURUSD
Cặp tiền EURUSD đã đảo chiều tăng vượt qua mức kháng cự 1.091 do vậy hiện tại các yếu tố phân tích kỹ thuật vẫn hỗ trợ giá tăng. Cặp tiền này đã phá vỡ trendline kháng cự ngắn hạn trên khung H1 do đó có thể lực mua sẽ tiếp diễn trong phiên Á – Âu hôm nay trước khi chờ đợi số liệu CPI
Tuy nhiên ở mức giá này nếu mua vào thì vị thế sẽ không còn quá tốt, do đó khả năng đạt lợi nhuận sẽ không cao, trong khi đó xác xuất giá sẽ có nhịp điều chỉnh giảm do áp lực đóng trạng thái xuất hiện cũng sẽ là yếu tố khiến cho chiến lược mua cần lưu ý.
GBPUSD
Cặp tiền GBPUSD hiện tại đã phá vỡ trendline ngắn hạn trên đồ thị H1, nếu xét về phân tích kỹ thuật thì đây cũng được xem là tín hiệu xác nhận đảo chiều tăng.
Tuy nhiên vùng kháng cự hiện tại 1.244 khá quan trọng mà hôm qua giá đã không vượt qua được do vậy có thể thấy động lực tăng vẫn còn hạn chế. Tâm lý thận trọng có thể được duy trì cho đến khi số liệu CPI được công bố.
AUDUSD
Cặp tiền AUDUSD đang hình thành mẫu hình VDV ngược ở trên đồ thị H1, mẫu hình cho thấy xu hướng tăng có thể đang chiếm ưu thế hơn trong ngắn hạn.
Có thể là đồng USD suy yếu cũng góp phần hỗ trợ cho cặp tiền này đảo chiều. Nhưng xét về mặt phân tích dài hạn hơn thì giá đã có tín hiệu phá vỡ trendline Daily do đó áp lực bán theo khách quan thì vẫn đang chiếm ưu thế.
Tạm thời quan điểm cá nhân tôi cho rằng chúng ta cũng cần thận trọng, nếu có chiến lược mua ngắn hạn có thể giao dịch trước tin tức tối nay.
USDJPY
Cặp tiền USDJPY hiện đã đảo chiều tăng lên quá ngưỡng đỉnh hôm trước, do đó theo quan điểm hiện tại xu hướng sẽ còn ủng hộ tăng. Nhưng khi nến H1 đang xuất hiện tín hiệu đảo chiều bán thì cũng có thể giá sẽ quay đầu giảm lại theo kỳ vọng đóng trạng thái mua trước đó
Quan điểm cá nhân tôi hiện tương đối thận trọng với cặp tiền này.