Giá Cà phê Arabica và Robusta trong những ngày qua tiếp tục xu hướng tăng mạnh và trong phiên hôm qua đà tăng tiếp tục được duy trì. Hiện xu hướng tăng có thể sẽ vẫn được đánh giá sẽ còn tiếp diễn trong phiên hôm nay…
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York tiếp tục ở trạng thái đối lập.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 15 USD, xuống 2.299 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 18 USD, còn 2.256 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo ổn định khoảng cách.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 3,45 cent, lên 183,60 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 2,70 cent, lên 181,70 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tồn kho cà phê Robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát ngày 6/4 đã giảm 720 tấn, xuống đăng ký ở mức 74.660 tấn (tương đương 1.244.333 bao, bao 60 kg), vẫn còn đứng ở mức thấp 3,5 tháng.
Theo Báo cáo Thương mại tháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), lũy kế xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2022/2023 đã giảm 8,68 % so với cùng kỳ năm trước, xuống tổng cộng 48,66 triệu bao.
Cũng theo tổ chức này, ước tính nguồn cung toàn cầu trong niên vụ 2022/2023 sẽ khoảng 171,30 triệu bao và ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu trong khoảng 178,50 triệu bao, do đó thị trường cà phê toàn cầu thiếu hụt 7,27 triệu bao, sẽ được bù đắp trong niên vụ cà phê 2023/2024 khi nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Brasil có vụ thu hoạch được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.
Theo ICO, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo đạt khoảng 171,3 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ lên đến 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ chứng kiến mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Quý I/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 572 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,27 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Áp lực từ nguồn cung Việt Nam tiếp tục đè nặng thị trường bởi Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil.
Ước báo xuất khẩu cà phê tháng 3 của Việt Nam tăng 9,24 % so với cùng kỳ năm trước, lên ở mức 230.000 tấn (khoảng 3,8 triệu bao), đưa xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ hiện tại 2022/2023 lên đạt xấp xỉ 977.913 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Lượng cà phê Robusta của vụ mùa vừa thu hoạch đã nằm trong tay các nhà xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp FDI. Hầu hết thương nhân địa phương đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng hồ tiêu do đã vào giai đoạn cuối của vụ thu hoạch mới.
(Nguồn tin: Tổng hợp từ báo Công thương & Môi trường đô thị)
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
ARABICA

Đồ thị giá Cà phê Arabica giao tháng 5 hiện đang trong xu hướng tăng đã được xác nhận sau khi phá vỡ trendline trên H1. Hiện tại giá có hình thành nến đảo chiều giảm nhưng có vẻ như xu hướng vẫn đang được hỗ trợ tăng do đó mở phiên hôm nay giá đã quay trở lại gần với mức đỉnh trước đó ở ngưỡng kháng cự 186.38 cent/pound
Phân tích xu hướng tăng vẫn còn mạnh, nhiều khả năng giá Arabica sẽ tiếp tục tăng lên ngưỡng trên 190 cent/pound
Đánh giá khách quan tôi cho rằng xu hướng tăng vẫn còn được hỗ trở nhưng điểm vào ở thời điểm này có thể đã không còn tốt và hợp lý nữa do đó nếu mua vào giá này điểm dừng lỗ chúng ta sẽ cần để ở mức thấp hơn dưới đáy cũ 182 cent/pound.
ROBUSTA

Đồ thị cà phê Robusta giao tháng 5 hiện tại vẫn trong một xu hướng tăng mạnh và mở phiên hôm nay giá đã phá vỡ đỉnh cũ hướng đến vùng kháng cự 2400 $/tấn. Xét về đồ thị phân tích kỹ thuật thì hiện xu hướng tăng dài hạn vẫn tiếp diễn và chưa xác nhận được mức giá đỉnh cụ thể
Do đó nếu xét về khách quan nhận định tôi cho rằng xu hướng mua lên vẫn sẽ là chủ đạo, tuy nhiên mức giá này tương đối cao do đó nếu mua vào ở mức giá này thì vị thế sẽ không còn hợp lý do vậy điểm chặn lỗ có thể sẽ phải để xa hơn.