Tâm lý thị trường đang tương đối khó dự báo trước khi số liệu lạm phát của Mỹ và cuộc họp chính sách tiền tệ của FED được công bố tuần tới. Diễn biến đi ngang của giá Dầu trong những phiên gần đây cũng thể hiện được những sự thận trọng này.
Giá dầu giảm mạnh khi các nhà đầu tư lo ngại về tác động của việc cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
Cụ thể, tại cuộc họp của OPEC+ vừa qua, Ả rập Xê Út cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2023 dựa trên một thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 khi nhóm sản xuất này tìm cách tăng giá.
Bên cạnh đó, OPEC+ đã đồng thuận gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thô 3,66 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm 2024.
Như vậy, tổng mức cắt giảm của nhóm OPEC+ trong tháng 7 có thể lên tới 4,66 triệu thùng/ngày, tương đương 4,57% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Tuy nhiên, lo ngại tăng trưởng kém tích cực tại 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đè nặng lên triển vọng tiêu thụ dầu. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay sản lượng dầu thô Mỹ trong năm nay sẽ tăng nhanh hơn nhưng nhu cầu sẽ hạ nhiệt so với dự đoán trước đó.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 5 và nhập khẩu giảm, mặc dù với tốc độ chậm hơn, do các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhu cầu ở nước ngoài và tiêu dùng trong nước vẫn trì trệ.
Đánh giá: Theo góc nhìn cá nhân tôi thị trường vừa trải qua cuộc họp của OPEC+ do đó các diễn biến vẫn có thể sẽ thận trọng hơn do các phản ứng với tin trước đó đã được xác nhận, giá dầu được đẩy lên mức cao nhất kể từ tháng 5 nhưng sau đó đã quay đầu giảm lại cũng cho thấy được rằng mặc dù cắt giảm sản lượng nhưng trong bối cảnh đối diện với vấn đề nhu cầu cũng suy yếu đi, dù đây đang là thời điểm mùa du lịch lái xe ở Mỹ.
Góc nhìn cơ bản cho thấy được giá Dầu có nhiều khả năng sẽ vẫn đi ngang trong một thời gian nữa cho đến khi cuộc họp chính sách tiền tệ của FED diễn ra. Bởi tâm lý nhà đầu tư những thời điểm hiện tại vẫn đang có những sự thận trọng nhất định và chưa rõ ràng được xu hướng cũng như các lo ngại về nhu cầu giảm trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bước vào thời điểm giảm tốc.
Vừa mới đây thông tin nền kinh tế Đức rơi vào suy thoái kỹ thuật cũng chính là dấu hiệu để cho thấy được rằng khả năng kinh tế thế giới sẽ bước vào giai đoạn suy thoái và tăng trưởng chậm trong nửa cuối năm nay do môi trường lạm phát cao dẫn đến lãi suất tăng cao hơn.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
DẦU WTI

Đồ thị Dầu WTI giao tháng 7 đã xác nhận tín hiệu bán mạnh vào hôm qua xuống vùng hỗ trợ 69$/thùng, nếu xét về mặt kỹ thuật thì vùng giá này hiện đang là mức hỗ trợ khá nhạy cảm vì nếu phá vỡ có thể xu hướng giảm sẽ quay trở lại.
Theo đánh giá hiện tại xu hướng vẫn đang đi ngang trong biên độ 69-73 $/thùng, là mức ổn định trong nhiều tháng qua cũng cho thấy được sự giằng co của thị trường mặc dù OPEC+ đã cắt giảm sản lượng
Khả năng với đồ thị phân tích kỹ thuật này thì giá sẽ quay đầu giảm xuống dưới mức 69 $/thùng hôm nay và đảo chiều tăng lại vào cuối phiên
Chiến lược giao dịch dự kiến có thể mua vào ở vùng giá 69-70$/thùng
DẦU BRENT

Dầu Brent giao tháng 8 tương tự đã giảm mạnh và đang có tín hiệu cho thấy sẽ vẫn còn có thể giảm tiếp trong hôm nay. Vùng hỗ trợ tạm thời 74-74.6$/thùng
Theo đánh giá thì vùng giá này có thể là vùng chờ mua lên lại ngưỡng 77$/thùng. Có thể trong phiên cuối tuần tin tức không nhiều để có thể ảnh hưởng mạnh và khiến giá thay đổi xu hướng ngay do đó các chiến lược giao dịch sẽ tương đối an toàn và có thể vùng giá mua này sẽ được duy trì cho đến tuần sau.
Dự kiến giá có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong vùng 73.3 – 77.5 $/thùng trước khi chờ đợi cuộc họp của FED