Giá cà phê Robusta đang có tín hiệu điều chỉnh giảm và hình thành đỉnh hiện tại, trong khi đó giá cà phê Arabica đã tăng nhẹ lại nhưng vẫn ở trong biên độ tích lũy.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London điều chỉnh giảm sau phiên tăng kỷ lục trước đó. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 43 USD, còn 2.539 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 37 USD, xuống 2.497 USD/tấn, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York duy trì xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 0,60 cent, lên 186,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 0,50 cent, lên 184,25 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.


Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE NewYork ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là 649,830 bao. Thông tin trên đã góp phần kìm hãm đà giảm giá của cà phê Arabica. Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE London ghi nhận tăng cao cũng góp phần gây áp lực tăng giảm thất thường lên giá cà phê Robusta.
Thị trường đang đặt hy vọng vào vụ mùa của Brazil khi giá cà phê đắng, thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan, đạt mức cao nhất trong 12 năm sau khi xuất khẩu của Việt Nam – nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới – sụt giảm.
Tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là 649,830 bao, tính đến ngày 10/5. Thông tin trên đã góp phần kiềm hãm đà giảm giá của cà phê Arabica. Tuy nhiên, trong một phiên sàn London giảm mạnh thì giá Arabica cũng không thể đứng vững, mà cùng giảm theo thị trường.
Với Arabica, thông tin Colombia sản xuất và xuất khẩu cà phê tháng 4 sụt giảm so với cùng kỳ đã thúc đẩy các quỹ và đầu cơ quay lại trường mua vào. Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) báo cáo xuất khẩu trong tháng 4 chỉ đạt 719.000 bao, giảm tới 15% so với cùng kỳ năm trước.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại 2022/2023 chỉ đạt 62,30 triệu bao, giảm 6,4 % so với cùng kỳ niên vụ trước.
Brazil và Việt Nam cung cấp hơn một nửa lượng cà phê của Anh. Hai quốc gia này đang chứng kiến những tác động lớn nhất. Việt Nam đã báo cáo nhiệt độ cao kỷ lục hơn 44 độ C vào đầu tháng này, với các chuyên gia khí hậu cảnh báo thời tiết khắc nghiệt như vậy có thể sẽ tiếp tục.
Nguồn cung cà phê giảm từ Colombia, nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai thế giới, đang hỗ trợ giá tăng sau khi Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia báo cáo vào thứ Năm tuần trước (4/5) rằng xuất khẩu cà phê tháng 4 của Colombia đã giảm -15% so với cùng kỳ xuống còn 719.000 bao.
Một yếu tố hỗ trợ khác cho cà phê arabica là tồn kho thắt chặt hơn. Dự trữ cà phê arabica do ICE giám sát đã giảm đều đặn trong ba tháng qua xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là 655.156 bao vào thứ Hai (8/5).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 163,6 nghìn tấn, trị giá 398,76 triệu USD, giảm 22,2% về lượng và giảm 17,3% về trị giá so với tháng 3/2023, so với tháng 4/2022 tăng 6,3% về lượng và tăng 3,9% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 716,58 nghìn tấn, trị giá 1,627 tỷ USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 4,0% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này phản ánh thực trạng hạn chế bán hàng của nông dân do tồn kho cạn kiệt được Reuters cảnh báo trước đó.
Tháng 4/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.437 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng 3/2023 và tăng 5,9% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.271 USD/tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo, trong ngắn hạn, nguồn cung không chỉ thiếu hụt mà còn bị thu hẹp trong trung và dài hạn, từ đó kéo giá cà phê tăng mạnh.Đại diện Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng giá cà phê tốt lên trong thời gian qua chủ yếu do sức mua đang tăng dần, trong khi nguồn cung cà phê ở nhiều quốc gia như Brazil, Việt Nam, Ấn Độ… lại chưa nhiều.
Bên cạnh đó, lượng cà phê tồn kho tại các doanh nghiệp sụt giảm, không đủ cung cấp cho thị trường cũng góp phần kéo giá mặt hàng này tăng.
Theo các nhà quan sát, nông dân Việt Nam hầu như không còn cà phê để bán sau khi họ chuyển phần lớn diện tích cà phê cần tái canh hàng năm sang trồng sầu riêng và chanh dây do có lợi nhuận cao hơn.
Hiện nông dân Việt Nam đã bán khoảng 90% sản lượng vụ mùa. Một thương nhân kinh doanh cà phê khu vực Đông Nam Á đã lên tiếng với Reuters, gần như không thể mua cà phê Việt Nam để thực hiện hợp đồng vào lúc này vì chúng quá đắt.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT GIÁ CÀ PHÊ
ARABICA

Đồ thị giá cà phê Arabica giao tháng 7 vẫn duy trì được biên độ đi ngang trong phiên hôm qua và có thể trong phiên hôm nay giá vẫn sẽ duy trì được vùng tích lũy này.
Theo đánh giá hiện tin tức đang tương đối lắng xuống do đó chưa có nhiều tác động lên giá cà phê Arabica hiện tại
Trong khi đó, tâm lý thị trường cũng đang khá thận trọng bởi chưa phá vỡ được các mốc hỗ trợ và kháng cự quan trọng do đó chưa xác nhận được chiến lược cụ thể. Dự báo có thể tạm thời quan sát thêm diễn biến thị trường.
ROBUSTA

Giá cà phê Robusta giao tháng 7 đang chững lại và có tín hiệu giảm điều chỉnh trong phiên hôm qua sau khi đạt mức giá cao nhất 2569$/tấn, hiện tín hiệu nến vẫn chưa thể hiện được dấu hiệu đảo chiều dài hạn do đó động lực bán hiện tại chỉ mang tính điều chỉnh và có thể tăng lại bất cứ lúc nào.
Có thể thấy là nguồn cung đang khan hiểm trong khi nhu cầu đã tăng mạnh trở lại dẫn đến áp lực tăng lên giá đang vẫn còn là tâm điểm.
Về yếu tố phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá vẫn có thể còn tăng, nhưng có nhiêu khả năng cuối tuần sẽ có nhịp điều chỉnh giảm nhẹ xuống vùng hỗ trợ 2494$/tấn, trong trường hợp giá có thể đảo chiều giảm xuống dưới mức này thì có thể áp lực bán sẽ cao hơn khiến cho giá đảo chiều giảm xuống dưới 2400$/tấn